Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

Tác dụng dược lý và thành phần hóa học có trong nấm linh chi

Nấm linh chi có tác dụng chống oxy hóa, khử gốc tự do giúp cơ thể chống lão hóa và các bệnh tật do cơ thể lão hóa, kéo dài tuổi thọ.


Tác dụng dược lý và thành phần hóa học có trong nấm linh chi-1



Tác dụng của nấm linh chi nói chung


Nâng cao khả năng sản xuất các kháng thể nội sinh (interferon) chống ung thư, chống các virus gây bệnh như viêm gan siêu vi B, cúm, cảm lạnh và cả HIV.

Chống các stress gây hại như lo âu, buồn chán, thời tiết nóng lạnh thất thường, chuyển múi giờ, phụ nữ thời kỳ mãn kinh, người suy nhược thần kinh.

Bảo vệ cơ thể chống ảnh hưởng của các tia xạ: Khi chiếu xạ chữa ung thư, chiếu chụp điện quang, làm việc thường xuyên với máy tính, lò vi sóng v.v...

Chống độc: Giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc vô cơ và hữu cơ do ăn uống, tiếp xúc, hít thở; 

Các độc tố do ký sinh trùng, vi trùng gây bệnh trong cơ thể, các bệnh suy gan, suy thận v.v...

Giảm cholesterol, chống xơ mỡ mạch máu và các biến chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, nhũn não v.v...

Ðiều hòa và ổn định huyết áp: Chữa các trường hợp cao huyết áp, huyết áp thấp, huyết áp dao động lúc cao lúc thấp không ổn định.

Chữa chứng nhược cơ, chống dị ứng, phối hợp với thuốc chữa tiểu đường (làm tăng tác dụng), bồi bổ cơ thể cho người suy nhược, tăng trí nhớ.

Tác dụng dược lý và thành phần hóa học có trong nấm linh chi-2

Tác dụng dược lý và thành phần hóa học có trong nấm linh chi


- Chất có tác dụng chống ung thư là: Polysaccharid GL-1 tan trong nước và Polysaccharid beta (1-3 D glucan) không tan trong nước.

- Chất có tác dụng xúc tiến tổng hợp và phân hủy protein, cải thiện chức năng tạo máu là Polysaccharid BN 3C.

- Chất có tác dụng chống dị ứng là acid ganoderic.

- Chất có tác dụng bồi bổ cơ thể là 13 loại acid amin.

- Chất có tác dụng tổng hợp đường và acid amin tương ứng, làm giảm đường huyết.

Ðộc tính, tác dụng phụ, tương kỵ: Linh chi không độc, không có tác dụng phụ gây hại cho người dùng, không tương kỵ với các dược liệu khác.

Tác dụng dược lý và thành phần hóa học có trong nấm linh chi-3

Cách sử dụng nấm linh chi


Trên thị trường hiện có bán nhiều dạng thuốc như viên nang, trà túi lọc, dung dịch uống chứa linh chi được phối hợp với vị thuốc khác như nhân sâm, nhung hươu, vitamin v.v... 

Những loại thuốc này có tác dụng chính là bồi bổ cơ thể, chống lão hóa, chống suy nhược. Cách dùng theo chỉ dẫn cụ thể của các dược phẩm (Ghi trên bao bì và đơn hướng dẫn sử dụng).

Linh chi nguyên chiếc, linh chi thái lát, linh chi tán bột: Thường dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh cho từng người theo ý định của thầy thuốc (quân, thần, tá, sứ) dưới dạng thuốc sắc hoặc hầm với gà, vịt, xương động vật tạo thành món canh thuốc.

Các dạng thuốc trích ly, thuốc sắc, canh thuốc thường bỏ bã, do đó không tận dụng được các hoạt chất của linh chi không tan trong nước.

Do đó cách sử dụng tốt nhất là: Nghiền toàn bộ nấm linh chi (cả mũ nấm và cuống nấm) thành bột mịn. Khi dùng ăn cả bã và nước (Kể cả món canh thuốc). 

Khi sắc thuốc có linh chi với nhiều vị khác, cho bột linh chi vào túi riêng, lúc bỏ bã thuốc thì lấy bã linh chi trong túi để ăn rồi uống nước sắc.

Liều dùng: Liều cao dùng trong thời gian ngắn chữa bệnh cấp tính. Ví dụ: Chữa ngộ độc (thức ăn, thuốc, kim loại nặng), dùng liều 120g linh chi chia 3 lần trong ngày.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét